Công ty TNHH Cơ Khí Và Tự Động Hóa BGMITA

Trang chủ » Tin tức » Phương pháp xử lý bề mặt trong gia công cơ khí

Phương pháp xử lý bề mặt trong gia công cơ khí

  1. Phương pháp xử lý bề mặt

1.Các phương pháp xử lý bề mặt kim loại:

Phương pháp xử lý bề mặt
Nhuộm đen Tôi dầu S45C/S50C Anode trắng Sơn tĩnh điện
Mạ Ni điện Tôi chân không SKD Anode đen Sơn dầu
Mạ Crom Thấm Nitơ Anode cứng Sơn men
Mạ kẽm đen Thấm cacbon Tẩy trắng Mạ bạc
Mạ kẽm trắng Tôi cao tần Mạ CrNi  

 

  1. Lớp phủ anode: – Dùng cho các chi tiết bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm. Chiều dày lớp phủ thường 24÷100µm.

– Anode cứng có tính chịu mài mòn cũng như tính cách nhiệt, cách điện.

  1. Nhuộm đen: – Tạo 1 lớp oxit màu đen cho thép để chống gỉ.

c.Mạ kẽm nhúng nóng: – Chiểu dày lớp mạ 20÷100µm. Sử dùng bền trong môi trường khí quyển cao hơn so với lớp phủ sơn, nhưng không thích hợp với môi trường nước nóng.

  1. Mạ kẽm đen: Mạ kẽm đen là sau khi xử lí bề mặt sản phẩm kim loại bằng hóa chất để tránh cho sản phẩm sau khi mạ sẽ nhanh bị gỉ sét, hao mòn. Sau khi được xử lí bề mặt sản phẩm thì bề mặt kim loại được phủ một lớp màu đen và qua một lớp thụ động Crom để bảo vệ lớp nhuộm bên ngoài sản phẩm, giúp sản phẩm có tuổi thọ lâu dài và không bị bong tróc nhanh như sản phẩm được sơn.
  2. Mạ điện: – Được tạo ra do nguyên lý của sự điện phân. Trong bể mạ chưa dung dịch điện phân, Thường là dung dịch chưa các ion kim loại cần mạ. Vật cần mạ phải là chất dẫn điện nếu không nó phải được xử lý hoặc mạ trong chân không. Bằng mạ điện có thể mạ được các kim loại khác nhau như , Niken,Crom, Đồng, vàng, Bạc… Không thể mạ điện với nhôm vì nhôm có điện thế chuẩn âm lớn.
  3. Mạ Niken: – Có độ bóng tốt hơn nhưng trong môi trường công nghiệp, Độ sáng của niken trở nên xám không đẹp. Bởi vậy người ta thường mạ thêm 1 lớp crom mỏng.
  4. Mạ Crom: -Là lớp mạ thông dụng có khả năng chống gỉ tốt trong khí quyển ở điều kiện nhiệt độ bình thường và nhiệt độ cao. Độ cứng của lớp mạ crom cao nên có khả năng chịu mài mòn và hệ số ma sát nhỏ. Lớp mạ crom có khả năng chịu được các axit đặc biệt với các axit muối lưu huỳnh.

Chiều dày nhỏ nhất của lớp mạ crom có thể đạt 5 µm.

  1. Mạ bạc: – Được dùng trong kỹ thuật điện vì có tính dẫn điện tốt và độ bền hóa học cao.

Ví dụ: Các tiếp điểm điện của dụng điện, Máy điện, Bóng đèn điện tử và đặc biệt là các thiết bị cao tần như ống dẫn sóng, Đèn điện tử cao áp…

 

  1. Tôi dầu : – Tôi là quá trình nhiệt luyện gồm nung nóng hợp kim lên tới nhiệt độ có trạng thái pha nhất định, giữ nhiệt rồi làm nguội đủ nhanh bằng dầu để quá trình khuếch tán không kịp xảy ra. Tùy thuộc vào từng loại vật liệu sẽ đạt độ cứng theo yêu cầu.
  2. Tôi chân không: – Tôi trong lò chân không.

Nhận xét sản phẩm: "Phương pháp xử lý bề mặt trong gia công cơ khí"

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA BGMITA
Tel: 0973.410.788          Email: Support@bgmita.com
                                         Địa chỉ: Số 01 Đường 422, Cụm công nghiệp Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội

 

Thiết kế Web: TungPhuong.Com

Hotline - Tư Vấn: 0973.410.788
0973.410.788
TOP